Lá đu đủ

22 Tháng Tám 201611:25 CH(Xem: 9364)
Lá đu đủ
Lá đu đủ


Lá đu đủ có chữa được bệnh ung thư?

Lá đu đủThời gian vừa qua, nhiều bạn đọc đã gọi điện cho chúng tôi hỏi về thông tin uống lá và cuống đu đủ với mật mía có thể chữa được bệnh ung thư không? Nếu thực sự lá và cuống đu đủ là phương thuốc chữa được bệnh ung thư thì đây là một tin vui quá lớn đối với người bệnh. Tin vui ở nhiều góc độ, vui vì nguyên liệu là lá và cuống đu đủ rất dễ tìm, dễ trồng. Từ cái dễ tìm, dễ trồng đó, thì chắc chắn nữa là giá cả của phương thuốc này cũng rẻ hơn, phù hợp cho người bệnh hơn là thuốc tây.

GS Nguyễn Xuân Hiền, nguyên trưởng khoa Da liễu BV Quân Y 108, người đang giữ công thức chữa bệnh nói trên cho biết: "công thức chế biến lá và cuống đu đủ thành "thần dược" chữa bệnh ung thư và cách sử dụng chúng được ông kế thừa từ bà Lê Thị Đặng ở số nhà 181 đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Năm 1998, chồng bà Đặng là ông Bùi Hoán, 80 tuổi bị mắc bệnh ung thư lưỡi giai đoạn III. ông Hoán thường xuyên phải vào Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Ung Bướu để xạ trị và găm kim phóng xạ nhưng bệnh tình vẫn không thấy tiến triển. Lúc đó khối u từ rìa lưỡi bên phải đã di căn xuống xương hàm, thủng ra má phải và liên tục trút máu tươi và mủ. ông Hoán thường xuyên phải chịu đau đớn, miệng mở ra khó khăn và gần như không nói được chuyện. Trong quá trình chữa bệnh cho chồng, bà Đặng đã phát hiện ra thông tin: Bài thuốc bắt nguồn từ một người úc tên là Stan Sheldon bị bệnh ung thư phổi trầm trọng, hai lá phổi đã nát, các bác sỹ đều kết luận ông không thể sống được nữa. Nhưng ông đã được một thổ dân úc tiết lộ phương thuốc cổ truyền của họ là dùng lá đu đủ nấu lấy nước uống. ông Sten Sheldon đã uống liên tục trong vòng hai tháng. Sau đó phổi của ông đã trong trở lại, sức khoẻ bình phục. ông Sten Sheldon đã chỉ cách chữa bệnh cho 16 người bị mắc một số bệnh ung thư khác nhau và họ đã khỏi hoàn toàn. Nhiều nhà khoa học và bác sỹ chuyên khoa ung thư ở úc, Mỹ đã nghiên cứu, thử nghiệm với một số bệnh nhân và họ đều thừa nhận công hiệu của lá đu đủ trong việc trị liệu ung thư.

Sau khi có phương thuốc này, bà Đặng đã sử dụng để điều trị cho ông Hoán uống nước từ lá đu đủ liên tục trong một thời gian thì thấy ông hết đau miệng, nói được, ngủ được, tiêu hoá tốt, da dẻ hồng hào. Đặc biệt các vết lở loét đã hoàn toàn lành lặn, các bộ phận nội tạng trong cơ thể rất ổn định, ông Hoán cũng khỏi hẳn bệnh ung thư lưỡi".

GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết thêm, khi nhận được bài thuốc, ông là người dùng đơn thuốc này điều trị cho con gái của ông bị ung thư phổi, kết hợp cùng với tia xạ và hoá chất. Thời gian đầu cũng đỡ nhưng do bệnh của con gái ông đã quá nặng, chuyển sang giai đoạn di căn rồi nên bài thuốc không đem lại hiệu quả. Vợ ông là bà Tuất thường xuyên uống nước lá đu đủ nấu cũng đã chữa được bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Theo những tài liệu ông Hiền cung cấp, công thức nấu lá đu đủ không mấy cầu kỳ: Có thể chọn bất kỳ một cây đu đủ (không nhất thiết phải là cây cái hay cây đực và xuất xứ trồng từ vùng nào, giống gì), lấy lá và cuống để tươi chứ không để khô, không dùng dao cắt, rồi đập cuống đu đủ cho dập, lá vò nhẹ. Sau đó bỏ tất cả vào nồi thuỷ tinh hoặc nồi Inốc, đường kính khoảng 30cm, cho càng nhiều càng tốt. Đổ xâm xấp nước, đun từ từ đến khi sôi, để sôi 10 phút, sau đó tắt lửa, đậy vung để nguội dần. Sau 2 giờ đun, rót nước ra uống. Cách uống như sau: Mỗi ngày uống 600ml chia 3 lần, mỗi lần 200ml, khi uống kèm theo 2 thìa cà phê mật mía, uống vào lúc no. Trong thời gian uống thứ thuốc này người bệnh không phải ăn kiêng. Ngoài ra cần lưu ý một số điều: Phải uống cùng với mật mía, uống liên tục từ 5-6 tháng trở lên mới có kết quả. Nước lá đu đủ để ngoài dễ bị thiu và lên men nên khi nấu xong cần cho vào tủ lạnh để uống dần.

Từ giữa năm 2000, GS Hiền đã phổ biến cách chữa bệnh này cho 12 bệnh nhân và thường xuyên theo dõi qua điện thoại kết quả điều trị của họ. GS đã tổng kết, có 4 trường hợp tốt (3 u phổi, 1 chửa trứng); 3 trường hợp bệnh đã thuyên giảm là u phổi; 1 trường hợp xấu; 3 người chết và 1 không có khả năng sống. Từ kết quả thu được, GS Hiền nhận xét: Các trường hợp uống thuốc không đem lại hiệu quả thường rơi vào những người bệnh nặng đã chuyển sang di căn; không uống đủ trong thời gian 5 - 6 tháng hoặc uống được một thời gian thì chuyển sang thuốc khác.

Tuy nhiên công dụng của lá đu đủ như thế nào, có chữa được bệnh ung thư hay không thì GS Hiền chưa dám khẳng định. GS mong muốn được các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn nghiên cứu xác minh cụ thể để có những kết luận chính thức về tác dụng của lá đu đủ trong phòng chống bệnh ung thư.


Trần Hương

CÁCH NẤU LÁ ĐU ĐỦ:

Tea

Nếu lá lớn lấy khoảng 05 lá [lá nhỏ thì khoảng 07 lá] & tách nhỏ riêng ra theo cọng & lá. Sau đó rửa sạch rồi cho vào siêu[dùng để "sắc" thuốc Bắc] xếp theo từng lớp & ép xuống càng sát càng tốt. Xong cho nước vào khoảng 01 liter nước. Thông thường nếu ta dùng siêu nấu thuốc bắc thì đổ nước đầy gần đến miệng của siêu.

Kế đến cho lửa thật lớn đến khi nước đã sôi. Khoảng 15 phút sau cho lửa nhỏ lại & cứ tiếp tục để lửa nhỏ như thế trong vòng 02 tiếng đồng hồ với mục đích là để cho mủ tiết ra hoàn toàn từ cọng & lá của đu đủ.

Sau đó ta có thể uống nóng hoặc nguội tùy theo sở thích của từng người theo như sự chỉ dẫn ở phần đầu của trang lá đu đủ & bệnh ung thư.


(Theo Gold Coast Bulletin 04/92)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8521)
Vào những năm 1960-1970, WHO_cơ quan theo dõi sức khoẻ & bệnh tật thế giới của Liên Hiệp Quốc phát hiện ở Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ chung của nhân dân Ai Cập lại vào loại tốt, ít bệnh tật & tuổi thọ trung bình tương đối cao. WHO đặt vấn đề với chính phủ Nasser xin cử một phái đoàn của WHO về Ai Cập nghiên cứu xem tại sao có hiện tượng lạ như thế mà nghành Y tế Ai cập chưa giải thích được.
(Xem: 13485)
Sả, Sả chanh hay Cỏ sả - tên khoa học Cymbopogon Citratus (DC) Stapf, thuộc họ lúa – Poaceae. Cỏ cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp, bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhịều bông nhỏ không cuống. Sả là loại có mùi thơm sớm đựơc phát triển ở nước ta từ trước thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Ngày nay sả được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với các loại thịt lợn, bò cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn v...v....
(Xem: 8506)
Những chất Polyphennol có trong trà xanh có vai trò quan trọng trong việc phong chống bệnh ung thư. so với trà đen thì trà xanh có hàm lượng polyphenol cao hơn vì không bị quá trình ủ men làm thay đổi thành phần. Đặt biệt, chất chống oxy hoá EGCG (epigallotechin gallate) là loại polyphenol vô cùng mạnh mẽ , là nhân tố chủ yếu tạo nên dược tính của trà xanh. Nó có công dụng ngăn ngừa các enzyme kích hoạt sự sao chép nhân bản tế bào.
(Xem: 7543)
Nhai vỏ cam có thể khiến bạn nhăn mặt, song thực chất nó rất tốt cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu mới đây của Mỹ, chiết xuất từ vỏ cam, quít có khả năng hạn chế gan xuất tiết loại cholesterol độc hại LDL - thủ phạm gây ra các bệnh tim mạch. Hợp chất từ vỏ cam quít có tên khoa học là polymethoxylated flavones (PMF) - thực chất là những yếu tố chống oxy hóa tích cực thuộc nhóm flavonoid, tiến sĩ Elzbieta Kurowska làm việc cho một công ty dược của Canada tại Mỹ có tên là KGK Synergize, cho biết. Nhóm flavonoid tập trung trong các loại rau quả, lá chè và rượu vang đỏ.