Trà xanh

22 Tháng Tám 20168:58 CH(Xem: 8475)
Trà xanh

TRÀ XANH PHÒNG CHỐNG NHIỀU BỆNH.

Trà xanh

Trà đen, trà xanh đều là sản phẩm từ cây trà có tên khoa là CAMELLIA SINENSIS. Trà đen được ủ men còn trà xanh thì không (trà ô long được ủ men một phần) trà xanh là thức uống sức khoẻ phổ biến ở Châu Á từ hơn 5000 năm qua.

- Trà xanh giúp phòng chống bệnh ung thư vú:

Những chất Polyphennol có trong trà xanh có vai trò quan trọng trong việc phong chống bệnh ung thư. so với trà đen thì trà xanh có hàm lượng polyphenol cao hơn vì không bị quá trình ủ men làm thay đổi thành phần. Đặt biệt, chất chống oxy hoá EGCG (epigallotechin gallate) là loại polyphenol vô cùng mạnh mẽ , là nhân tố chủ yếu tạo nên dược tính của trà xanh. Nó có công dụng ngăn ngừa các enzyme kích hoạt sự sao chép nhân bản tế bào.

- Trong nhiều thí nghiệm khác nhau những con chuột bị khối u ở vú được cho uống trà xanh, so sánh với những con chuột tương tự cho uống nước lã. Kết quả cho thấy những con chuột cho uống trà xanh giảm kích thướt khối u, còn những khối u mới chậm phát triển hơn. các nhà khoa học nhật bản ở viện nghiên cứu ung thư Saitama đã khám phá ra rằng nhưng phụ nữ có thói quen uống hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày thường ít có nguy cơ mắt bệnh hoặc tái phát bệnh ung thư vú và bệnh không di căn nhanh chống như những đối tượng bình thường khác

+ Đây là một thông điệp tốt đẹp để phụ nữ chúng ta quan tâm đến trà xanh . Để đạt được những lợi ích sức khoẻ bạn chỉ cần uống 3-4 tách mỗi ngày và tốt hơn nữa là không nên pha thêm đường hay sữa.

+ Trà xanh và bệnh viêm khớp:

Tiến sĩ Tariq công tác tại trường đại học Western Reverve ở Cleveland, Ohio (Mỹ), đã cùng nhóm nghiên cứu tìm hiểu tác động của polyphenol đối với bệnh viêm khớp tiến triển tăng dần với các triệu chứng: viêm sưng, đau nhức, thoái hoá khớp.

Những con chuột ở trong phòng thí nghiệm cho uống: hoặc là nước trà xanh với liều lượng tương đương 4 tách mỗi ngày ở người hoặc là uống nước lã. Sau đó chúng được thử nghiệm bị tiêm collagen vào để nhằm mục đích gây ra bệnh viêm khớp tiến triển tăng dần ở người. Kết quả nghiên cưu cho thấy con chuột uống trà xanh ít bị viêm khớp hơn so với con chuột uống nước lã. Tuy nhiên cho dù chúng có mắc bệnh viêm khớp đi chăng nữa thì con chuột uống trà xanh chỉ mắt bệnh sơ sài vào một thời gian khá lâu sau đó.

Có một nhận xét thú vị rằng ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản những nơi được xem trà là thức uống sức khỏe hàng ngày thì bệnh viêm khớp giảm hẳn so với nơi khác trên thế giới.

Trà xanh và bệnh tim:

Vào tháng 5/2002 tạp chí "Circuration" của hội tim mạch Mỹ đã công bố cho thấy trà xanh nếu được uống thường xuyên sẽ giúp ít cho các bệnh nhân bệnh tim mạch . Kenneth J Mukamal mộy bác sĩ kiêm thạc sỉ công tác tại một trung tâm y khoa Beth Israel Deaconess cho biết "những lợi sức khoẻ lớn nhất của trà xanh đượ tìm thấy ở những bệnh nhân tim mạch".

Mukamal cùng các cộng sự đã khám pha ra rằng sau khi phát cơn đau tim những bệnh nhân nghiện trà xanh cỡ nặng "đô" có tỉ lệ tử vong ít hơn 44% so với bệnh nhân không uống trà, còn những bệnh nhân uống trà xanh ở mức độ vừa phải có tỉ lệ tử vong ít hơn 22% so với những người không uống trà. Chìa khóa cho tính năng bảo vệ sức khoẻ của trà xanh chính là các flavonoid. Flavonoid hiện diện trong cả trà xanh, trà đen, trong một số loại rau, táo, hành, bông cải, có khả năng ngăn ngừa cholesterol xấu LDL không bị Oxy hoá, chống tụ máu, chống xơ cứng động mạch. Tuy nhiên ,Mukamal cũng lưu ý rằng cần phaỉ có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng nữa ngay trên cả cá nhân mạnh khoẻ lẫn bệnh tật.

Trà xanh có công năng diệt khuẩn E-coli O-157:

Tháng 8/1996 giáo sư T. Shimamura công tác tại trường đại học y khoa Showa (Nhật Bản) đã có công trình diễn thuyết "về tác động diệt khuẩn E-coli-157" tại hội thảo chuyên đề diệt khuẩn của trà xanh.

Catechin hợp chất tạo nên vị đắng của trà xanh có công dụng hữu hiệu trong việc tiêu diệt hầu hết các những loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và giải trừ luôn những độc tố do vi khuẩn tiết ra cụ thể đây là độc tố Veratoxin của Ecoli -157. Nếu uống trà xanh trong và sau bữa ăn sẽ phát huy được cơ chế chất Catechin tiêu diệt tế bào ngoài của vi khuẩn. Trong các thử nghiệm này trà xanh được ngâm trong nước muối để tạo ra hợp chất pha loãng nồng độ 2,5% - 5% so với trà bình thường. Còn khi ngâm với nước nóng chất Catechin được giải thể nhiều hơn nên tác động diệt khuẩn cũng được cải thiện.

Một số hợp chất hoá học và lợi ít sức khoẻ khác của trà xanh:

Catechin giảm nguy cơ đột biến gen giảm cholesterol, cao huyết áp, đường máu, diệt vi khuẩn cúm, ngừa sâu răng, hơi thở hôi.

  1. Caffeine giúp bạn tỉnh táo giảm mỗi mệt, buồn ngủ, dùng như chất lợi tiểu.
  2. Vitamin C giảm stress, ngừa cảm cúm.
  3. Acid Gama-AminoBityric(GABA) hạ huyết áp.
  4. Flavomoid tăng cường sức khoẻ thành động mạch, ngừa hôi miệng.
  5. Polysaccharide ngừa tăng đường máu Fluoride ngừa sâu răng.
  6. Vitamin E như là chất chống oxy hoá duy trì tuổi xuân
  7. Theanine tăng cường khẩu vị

+ Bạn pha trà xanh để thưởng thức hương vị hay để đạt được lợi ích sức khoẻ

Pha một tách trà xanh tuyệt hảo không dể dàng như bạn nghĩ. Nếu không được học "trà đạo" cẩn thận những chất polyphenol vốn có ích cho sức khoẻ có thể quay ra phá hỏng hương vị làm cho trà đắng và đầy bọt. Dùng nước nóng tốt hơn là dùng nước sôi ùng ục trên bếp.

Kích thước lá trà tốt nhất là chọn lá trà nhỏ xoăn ít vì nó giúp hãm trà nhanh hơn. Lá trà lớn xoăn tít quá mất nhiều thời gian hãm trà hơn.

Trà lá rời và trà túi lọc: nên dùng trà lá rời hơn là trà túi lọc. Túi lọc nên nhấn chìm, không nên để nổi lều bều trên mặt nước.

Thời gian hãm độ 2-5 phút hàm lượng polyphenol tăng lên với thời gian hãm. Hãm trà nhanh chỉ cho bạn thứ nước nhiều caffeine nhưng lại ít polyphenol.

Tốt nhất là pha theo hướng dẫn của từng hảng sản xuất nhưng dưới đây là nguyên tắc chung để pha trà ngon:

Dùng một túi trà, hay 2-4 gam trà(1-2 muỗng trà lá tuỳ theo từng loại trà xanh bạn đang dùng ) cho mỗi một tách nước
Đun sôi một ấm nước lạnh sau đó tắt bếp để nước nghỉ khoảng 3 phút

+ Đổ nước nóng lên trà lá hay trà túi hãm độ 3 phút.

+ Đợi thêm 3 phút nữa cho trà nguội bớt và thưởng thức.


Sưu tầm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8480)
Vào những năm 1960-1970, WHO_cơ quan theo dõi sức khoẻ & bệnh tật thế giới của Liên Hiệp Quốc phát hiện ở Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ chung của nhân dân Ai Cập lại vào loại tốt, ít bệnh tật & tuổi thọ trung bình tương đối cao. WHO đặt vấn đề với chính phủ Nasser xin cử một phái đoàn của WHO về Ai Cập nghiên cứu xem tại sao có hiện tượng lạ như thế mà nghành Y tế Ai cập chưa giải thích được.
(Xem: 9330)
Thời gian vừa qua, nhiều bạn đọc đã gọi điện cho chúng tôi hỏi về thông tin uống lá và cuống đu đủ với mật mía có thể chữa được bệnh ung thư không? Nếu thực sự lá và cuống đu đủ là phương thuốc chữa được bệnh ung thư thì đây là một tin vui quá lớn đối với người bệnh. Tin vui ở nhiều góc độ, vui vì nguyên liệu là lá và cuống đu đủ rất dễ tìm, dễ trồng. Từ cái dễ tìm, dễ trồng đó, thì chắc chắn nữa là giá cả của phương thuốc này cũng rẻ hơn, phù hợp cho người bệnh hơn là thuốc tây.
(Xem: 13377)
Sả, Sả chanh hay Cỏ sả - tên khoa học Cymbopogon Citratus (DC) Stapf, thuộc họ lúa – Poaceae. Cỏ cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp, bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhịều bông nhỏ không cuống. Sả là loại có mùi thơm sớm đựơc phát triển ở nước ta từ trước thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Ngày nay sả được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với các loại thịt lợn, bò cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn v...v....
(Xem: 7516)
Nhai vỏ cam có thể khiến bạn nhăn mặt, song thực chất nó rất tốt cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu mới đây của Mỹ, chiết xuất từ vỏ cam, quít có khả năng hạn chế gan xuất tiết loại cholesterol độc hại LDL - thủ phạm gây ra các bệnh tim mạch. Hợp chất từ vỏ cam quít có tên khoa học là polymethoxylated flavones (PMF) - thực chất là những yếu tố chống oxy hóa tích cực thuộc nhóm flavonoid, tiến sĩ Elzbieta Kurowska làm việc cho một công ty dược của Canada tại Mỹ có tên là KGK Synergize, cho biết. Nhóm flavonoid tập trung trong các loại rau quả, lá chè và rượu vang đỏ.